Câu Chuyện Giữa Phật Và PotthaPaDa

 0
Câu Chuyện Giữa Phật Và PotthaPaDa

Các bạn !!!

Hôm qua, trong lúc ngồi nhâm nhi cà phê, mình có dịp tiếp xúc một số vị tu hành...Nghe các vị ấy luận bàn những thứ mà họ cho đó là đạo pháp, mình đâm ra “ngán ngẫm” !!!

Đề tài họ luận bàn với nhau theo mình thì, chẳng liên quan gì đến giáo pháp, tức chẳng đề cập đến việc làm thế nào để cho mình và người hết khổ, phiền não, lậu hoặc... Câu chuyện của họ cũng chẳng có câu chữ nào nói đến chuyện giác ngộ hay làm sao để giác ngộ !!!

Tất nhiên, nghe những chuyện như thế mình không tham gia và sau đó lặng lẽ bỏ đi !!! Trên đường, mình chợt nghĩ “những người này tuy nói là họ tu theo Phật đạo... Nhưng, những gì họ luận bàn, chẳng khác Bà La Môn hay các Phạm chí ngày xưa” !!!

Thế đấy các bạn !!! Nếu tu hành trong Phật đạo, mà không nắm vững giáo pháp, chẳng biết mục tiêu cốt lõi của Phật đạo là gì, không rành con đường đưa ta đến bến bờ giác ngộ thì, nhất định sẽ trở thành “tử tôn” (con cháu) của ngoại đạo !!! Đây là lí do vì sao kinh nói: “Đồng tu trong Phật đạo mà lại có đến năm chủng tánh, đó là: Thanh văn chủng tánh, Duyên giác chủng tánh, Bồ tát chủng tánh, ngoại đạo chủng tánh và bất định chủng tánh” !!!

Để có thể nhận ra, những gì là mục tiêu của Phật đạo mà người tu hành nên luận bàn đã được Phật ấn chứng... Những gì không phải là mục tiêu của Phật đạo người tu hành không nên luận bàn vì không được Phật ấn chứng...Mẫu đối thoại sau đây ghi lại cuộc gặp gỡ giữa Thế Tôn của chúng ta và Phạm chí Potthapada sẽ nói lên tất cả !!!

Câu chuyện như sau:

Phạm chí Potthapada và các Phạm chí đồng tu thường hay tụ họp để luận bàn những vấn đề thuộc nhân sinh và thế giới như: Tư tưởng do cái gì sanh, cái gì mới là bản ngã, con người sau khi chết đi về đâu, thế giới do cái gì thành lập, ba cõi là ngã hay tư tưởng là ngã..v..v...!!!

Một buổi sáng, Phật đến khu vườn có Potthapada trú ngụ để chờ đúng giờ đi hoá trai (khất thực) !!! Khi đến nơi, Phật được Phạm chí Potthapada tiếp đón và nghe ông ta trình bày những vấn đề mà mình và các Phạm chí khác thường hay bàn luận, nhưng không thống nhất ý kiến với nhau !!!

Ví dụ như có người bảo rằng: “Tư tưởng của con người ngẫu nhiên sanh ra, ngẫu nhiên diệt mất, tư tưởng có đi có đến, đi là tư tưởng diệt, đến là tư tưởng sanh”. Hoặc có người cho rằng: “Tư tưởng có đến có đi, đến là tư tưởng sinh, đi là tư tưởng diệt”. Cũng có người quan niệm: “Tư tưởng là do thần linh có uy quyền đem đến, khi thần linh đem tư tưởng đi là tư tưởng diệt, khi thần linh đem tư tưởng đến là tư tưởng sanh”.

Họ cũng tranh luận những vấn đề như: “Tư tưởng là ngã hoặc dục là ngã, sắc là ngã, vô sắc là ngã hay thân tâm là ngã. Hoặc: “Bản ngã và thế gian là thường, vô thường, là cũng thường cũng vô thường, là chẳng phải thường chẳng phải vô thường, là hữu biên là vô biên, là cũng hữu biên cũng vô biên, là chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên, thần ngã với thân là một, thần ngã với thân là khác, thần ngã với thân chẳng phải khác chẳng phải không khác, hoặc không thân không thần ngã, Như Lai sau khi diệt độ còn có nữa hay không, hoặc Như Lai sau khi diệt độ chẳng phải có chẳng phải không có...!!!

Sau khi trình bày những vấn đề trên, Phạm chí Potthapada hỏi Phật xem ngài có ý kiến gì về những vấn đề mà họ đã luận bàn !!!

Và Phật đã trả lời như sau:

“Ta không chủ trương luận bàn hay ấn chứng các vấn đề thế gian là thường hay vô thường, cho đến Như Lai sau khi diệt độ là còn hay không.

Potthapada thưa: Tại sao đức Thế Tôn lại không luận bàn hay ấn chứng các điều đó?

Phật dạy: Vì những điều đó không hợp nghĩa, không hợp pháp, chẳng phải phạm hạnh, chẳng phải vô dục, vô vi, tịch diệt, chánh giác, cũng chẳng phải pháp sa môn, chẳng đưa đến Niết-Bàn, nên Ta không luận bàn và ấn chứng.

Potthapada lại hỏi: Vậy thì pháp gì mới hợp nghĩa hợp pháp, là pháp sa môn, là pháp đưa đến Niết-bàn, được Phật đưa ra luận bàn và ấn chứng?

Phật dạy: Ta chỉ luận bàn và ấn chứng pháp Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Vì nó hợp nghĩa, hợp pháp…và đưa đến Niết-bàn.

Đức Thế Tôn thuyết pháp chỉ bày điều lợi ích cho ông Potthapada nghe xong, liền rời chỗ ngồi dậy đi” (Trích kinh Potthapada) !!!

Các bạn !!!

Đối với đạo giác ngộ, việc gì người tu hành cần bàn luận, việc gì người tu hành không nên bàn luận rất quan trọng !!! Nếu không nắm vững hai điều này, phí thời gian luận bàn những chuyện vô bổ, không phù hợp với chánh pháp, sẽ rất khó để người tu hành đi đúng quỹ đạo giáp pháp, thậm chí miệng nói tu trong Phật đạo nhưng tâm trí chẳng khác gì phàm phu !!!

Trong khi viết bài này, mình có cuộc nói chuyện qua FT với Phong (LÝ TẤN PHONG - 178) đang ngồi cùng SH LÝ THÁI ĐĂNG !!!

Phong hồ hởi trình bày điều bạn ấy vừa đạt được: “Thầy ơi !!! Tự dưng trong con không còn phiền não, hơn thua, ganh ghét, giận hờn, tham sân, mê muội..v..v...giống như một người mang vác nặng nề đã đặt gánh nặng xuống...Nói chung, phàm phu tâm của con bỗng dưng tan biến, mà thay vào đó là rỗng rang, an lạc, sáng suốt lạ thường... Con mừng quá, định vài ngày nữa mới báo tin cho thầy, nhưng hôm nay có cơ duyên gặp ở đây, con xin trình lên thầy thành quả tu tập của mình” !!!

Xin chúc mừng LÝ TẤN PHONG đã bay vào quỹ đạo quan trọng của Phật đạo !!!

Ha ha ha ha !!! Sau 5 năm miệt mài, “con trâu cười chậm” của Lý Gia hôm nay đã biết mỉm cười, tuy nụ cười có muộn màng nhưng lại quan trọng vô cùng, từ đây cơ hội cá chép thành rồng (Lý Ngư Hoá Long) đã trở thành hiện thực !!! Một lần nữa, xin chúc mừng Lý Tấn Phong !!!

05/11/2020

LÝ TỨ

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG