Cách Luyện Thần Thông Trí

Các bạn !!!
Phật dạy: “Trong tất cả các thứ thần thông, thần thông ngôn thuyết là tối thượng” !!!
Suốt cuộc đời giáo hoá, đức Bổn sư của chúng ta chẳng làm gì ngoài việc sử dụng “thần thông ngôn thuyết” đưa chúng sanh từ bến mê đến bờ giác, đưa chúng sanh chu du từ thiện cảnh giới này sang thiện cảnh giới khác...mà chúng sanh ấy chẳng hề thấy thân mình động lay !!!
Để có được thần thông ngôn thuyết, người tu học phải rèn luyện !!! Muốn luyện môn thần công này người tu hành phải nhìn thấu “tánh tướng vạn pháp” !!! Muốn nhìn thấy tánh tướng vạn pháp, tâm trí vị ấy phải như hư không !!! Muốn tâm trí như hư không, phải xả bỏ tất cả những gì che chướng nó !!! Muốn xả bỏ những gì che chướng nó, phải biết cơ chế vận hành của tâm và pháp !!! Muốn biết rõ cơ chế vận hành của tâm và pháp, không còn con đường nào khác hơn là phải học tập chánh pháp...” !!!
Quá trình rèn luyện thần thông ngôn thuyết, có mười pháp cơ bản (hay mười môn học) bắt buộc người học phải thấu đáo, mười môn học đó chính là “Thập Như Thị” !!!
Thập như thị gồm: “Như thị tướng” (nyoze sò), “Như thị tính” (nyoze shò), “Như thị thể” (nyoze tai), “Như thị lực” (nyoze-riki), “Như thị tác” (nyoze sa), “Như thị nhân” (nyoze in), “Như thị duyên” (nyoze en), “Như thị quả” (nyoze ka), “Như thị báo” (nyoze hò), và “Như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (nyoze hommatsu kukyò-tò) !!!
Để thuận tiện việc quán tưởng theo thứ lớp, mình tạm sắp xếp tiến trình thập như thị như sau: Như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị bổn mạc...!!!
Với sự sắp xếp trên, các bạn sẽ thấy “một nghiệp quả” nhất định phải vận hành theo lộ trình này !!! Nhưng, nếu chúng ta biết khéo léo tác động vào một giai đoạn bất kì nào đó, nhất định sự vận động của nghiệp quả sẽ đổi thay !!!
Làm thay đổi nghiệp quả của hữu tình là công việc của giáo dục !!! Và Phật pháp có hẳn một chuyên đề học tập đối với việc giáo dục này, chuyên đề đó chính là Thập Như Thị !!! Khi thấu suốt Thập Như Thị, nhất định các bạn sẽ có thể sử dụng thần thông ngôn thuyết để “hô phong hoán vũ”, có thể sử dụng thần thông ngôn thuyết “đặt tam thiên đại thiên thế giới lên đầu một hạt cải và thổi tan nát để tam thiên đại thiên thế giới ấy trở thành hư không” !!!
Trong cuộc đời, không biết bao nhiêu lần mình đã sử dụng môn thần công này để đưa các bạn chu du qua nhiều cảnh giới tốt đẹp... Không biết bao nhiêu lần mình đã dùng sức mạnh môn thần công này để hoá kiếp huynh đệ chúng ta !!! Chính sự thần kì của môn thần công vô địch này đã làm nên một Lý Gia với văn hoá vô lậu có một không hai trên đời !!!
Chắc các bạn còn nhớ, sau sự kiện ra mắt Chuyện Trên Mây vừa rồi, buổi sáng trước khi chia tay ở Buôn Ma Thuột, Lão Lý đã vung đao hoá kiếp SĐ Lý Quốc Hưng (639) là như thế nào !!! Thậm chí đao chưa rời vỏ, Lý Quốc Hưng đã từ biệt cõi mê du hí bờ giác !!! Và bạn ấy đã thốt lên trong nức nở: “Thầy ơi! Con đã mê hơn 30 năm qua...!!!”.
Đêm qua, mình lại sử dụng thần thông ngôn thuyết để hoá kiếp một Tiểu Sư Muội ở cách xa hàng vạn dặm !!! Chiêu “Cách sơn đả ngưu” công dụng như thần !!! Đứng bên này núi xuất chiêu, con trâu bên kia núi ngã lăn ra chết queo, thế là chỉ một chiêu “đơn giản” con trâu đã hết “ngu, mê, lầm” như là ta “đang giỡn” !!! Ha ha ha ha !!!
Xin chuyển đến các bạn tâm sự của một con trâu đang ăn cỏ ở đồi chè Tuyên Quang tối qua đã được hoá kiếp để “hết mê” !!!
08/02/2021
LÝ TỨ
Hiiiiii,Thầy kính!!!
Con chúc Thầy ngày mới mạnh khỏe a!
Con kể Thầy nghe chuyện này này!
Ngày trước mới học, con cứ ngỡ quãng đường từ biết khổ, dứt tập mới dài, mới khó khăn nhưng đến giờ con khẳng định đoạn đó nhanh và dễ hơn nhiều. Bởi đó là con đường có các biển báo dẫn đường, ta chỉ cần đi theo, đi theo, quyết tâm đi thì tới. Nhưng đến khi vận dụng vào đời sống, sống với nó, biến nó thành ta và học trí tuệ lại là chặng đường dài! Dài lắm luôn ấy. Và lúc này muốn học, thì phải cố gắng gấp nhiều lần bởi nếu công đức và công hạnh không đủ thì cứ đứng tại đó !!!
Khi đã vào Diệt đế, con lại tưởng vào đó là ung dung ngồi đó mà giúp người, nhưng con nhầm to Thầy a!
Diệt đế chia 2 phần như thầy giảng, phần 1 dứt phàm tâm mới thấy được bổn tâm, thấy bổn tánh như ta ở gần ngọn đèn thôi chứ chưa cầm nó trên tay, nó chưa là của ta thực sự. Con cảm thấy rằng muốn viên mãn Diệt đế thì cần nắm chắc ngọn đèn trong tay, biến bản thân mình thành nó, tức biến Diệt đế thành đời sống của ta. Và con cũng đang suy tư chỗ này, khi Diệt đế là ta, thành thục như vậy thì bát chánh đạo đã có. Thế thì, khi viên mãn Diệt tức đã hướng vào đạo đế đúng ko thưa Thầy...!!!
Hiiii, Thầy kính
Con nghe phần 15 của tâm pháp mà cảm thấy tất cả tâm can của Thầy trong ấy! Những lo lắng, những trăn trở...như con tằm nhả hết tinh tuý chắt lọc được từ máu mình để làm nên những tấm lụa óng cho đời. Con ngôn từ ít ỏi, muốn miêu tả mà chỉ nói được như vậy. Con xin Thầy đừng cười nha Thầy..hiiii
Thầy kính!!!
Mấy ngày hôm nay, con quan sát tâm này, đúng là khi bước vào Diệt đế, cái an ổn thanh tịnh đã có nhưng chưa thường hằng! Đến khi đọc 1 đoạn đâu đó trong sách Thầy viết về “minh tâm, kiến tánh, hai vô sanh” con mới chợt vỡ lẽ ra nhiều điều...Con cũng thấy rằng, khi phàm tâm đã dứt, Niết bàn chân đế đã hiện, người tu hành mới có thể an nhiên, tự tại... Bây giờ, “hương giải thoát” mới bắt đầu toát ra...làm cho mọi người cảm nhận sự an ổn nơi vị tu hành ấy! Hương giải thoát này chẳng phải là thứ hương như hương thơm thắp trên ban thờ giống trước kia con tưởng a! Như vậy thì giải thoát chả liên quan gì đến giàu nghèo và an nhiên tự tại cũng chả liên quan đến thân tướng hình thể bên ngoài !!!
Con không ngủ được, cuộc gọi của con tới Thầy và những lời chỉ dạy của Thầy giúp con quyết làm cho rõ vấn đề Thập như thị mà con đang vướng mắc chỗ ý nghĩa “như thể” ấy!
Con lại mang Diệu Pháp Liên Hoa ra đọc, nhưng không giải quyết được vấn đề! Con lên giường đi ngủ nhưng vẫn không ngủ được, vì dòng suy nghĩ vẫn chạy trong đầu! Con miên man suy nghĩ lại câu Thầy nói: “Về thể và dụng, tôi chỉ có thể giải thích cho em nghĩa của từ, còn nội dung là gì em tự tư duy! Có tự tư duy thì mầm trí tuệ mới mọc” !!!
Con lại tiếp tục suy nghĩ: Trong suốt quá trình tu học của bản thân, cái thể đó là gì? Mình đã đạt được điều gì ngoài sự thanh tịnh”! Và con chợt hiểu ra: “A, thì ra khi tâm thanh tịnh thì mọi thứ đều thanh tịnh! Vậy cái thể mà con đang tìm chính là cái thanh tịnh bản nhiên, là diệt đế, là cái tâm đồng như hư không! Cũng là cái tâm mà thiền sư Huệ Sinh đã nhắc đến trong bài kệ của mình: ”Phật dữ chúng sanh đồng” chứ còn cái gì nữa!
Bởi khi tâm thanh tịnh thì cái gì cũng tịnh, kể cả lực tỏa ra cũng thanh tịnh, chứ chả nhẽ tâm tịnh mà lực tỏa ra lại động (thể tịnh mà dụng động thì vô lý). Đến đây con chợt nhận ra: “Đúng là, không thể lấy tâm phàm mà hiểu thánh ý được”! Con cũng cảm nhận rằng: “Khi tâm thanh tịnh thì không thể tỏa ra mùi phiền não, kiết sử, lậu hoặc....Giống như cây đèn, đèn bản thân nó là chiếu sáng thì tự thân ánh sáng ấy không thể là tối, là màu đen của bóng đêm”!
Thầy ơi!
Bây giờ con mới thấm thía “bài thuốc rắn” của thầy! Đúng là bài thuốc tuyệt hay! Thuốc chỉ cách đó ba bước, mà trước đây con chạy đi tận chân trời góc bể để tìm. Trong khi lời Thầy chỉ dạy đã đầy đủ, chỉ người học có nhận ra hay không mà thôi!!!!!!
Con kính lạy thầy vô lượng lạy!
Con, Lý Nguyên Trang
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






