Bàn Về Một Vài Điểm Trong Chứng Đạo Ca 37

 0
Bàn Về Một Vài Điểm Trong Chứng Đạo Ca 37

Hỏi

Các bạn!!! ... Nửa năm qua, HĐ chúng ta tập làm quen với hai môn học quan trọng của Nhất Thiết Trí là Thẩm Sát Môn và Thấu Thị Môn... Cũng như tập phân tích các lỗi thuộc về Tứ Cú, Tam Cú, Nhị Cú, Nhất Cú và Phi Cú của Bát Nhã Môn!!!

Thế nhưng, các đề tài có liên quan đến những môn học này tương đối hiếm... Và tìm kiếm một đương cơ tạm coi là thù thắng, nhằm triển khai để giúp các bạn học tập lại càng hiếm!!! ... Vì rằng, muốn giảng nói, phân tích một nội dung nào đó liên quan đến các món trên, phải đợi một đương cơ thích hợp!!!

Hồi tối, mình nhận được thắc mắc của bạn V.D. Long từ link “Bạn Đọc Hỏi - Lý Tứ Trả lời” ... Xét thấy các câu hỏi của bạn V.D. Long là một trong những đương cơ tốt... Vì thế, mình tạm gác những chuyên mục khác của Trang để trả lời V.D. Long!!! ... Hy vọng sau bài viết này, các HĐ chúng ta có thêm cơ hội để thể nhập những gì chúng ta đang học!!! ...

Bạn V.D. Long: Tôi có thắc mắc xin được làm sáng tỏ...?

− Trong Thập nhị nhân duyên, thì Vô minh đứng đầu, vô minh là đầu mối tạo thành vòng tròn luẩn quẩn, khiến con người bị cuốn trôi trong vòng luân hồi sinh tử... Nhưng trong Chứng Đạo ca lại có câu: “Vô minh thực tánh tức Phật tánh”. Lý Gia có thể làm rõ chỗ này không?

− “Vô Minh” trong Thập nhị nhân duyên và “Vô Minh” trong Chứng đạo ca có nghĩa thế nào? Xin cho ví dụ minh họa. Tôi xin cảm ơn”. (11/04/2020 16:47:20; V.D. Long)

Đáp:

Nói đến Chứng Đạo Ca của Ngài Huyền Giác thì chắc rằng người tu tập nào cũng một vài lần nghe nói đến... Vì bởi, Chứng Đạo Ca là một áng văn nổi tiếng trong giới tu hành sau thời y bát thất truyền!!!

Bài Chứng Đạo Ca là một tài liệu Phật học được nhiều nơi đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho môn đồ... Vì thế, tác phẩm này trong giới nghiên cứu cũng như tu hành rất coi trọng!!!

Tuy nhiên, dù gì Chứng Đạo Ca cũng chỉ là một bài văn của người đời sau sáng tác (không phải Tổ có y bát) ... Mà những gì người sau viết về Phật đạo chưa chắc đã hoàn toàn thấu thoát!!!

Chúng ta tôn trọng các áng văn ấy... Nhưng, chúng ta tôn trọng không có nghĩa những gì trong ấy nói ra chúng ta nhất nhất phải nghe theo...!!!

Nhân đương cơ bạn V.D. Long có một vài thắc mắc liên quan đến vài phần nhỏ trong Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác!!! ... Lý Tứ cũng xin góp một vài phân tích, trước làm sáng tỏ những điều V.D. Long thắc mắc... Sau đó, cũng nhân cơ hội này, giúp HĐ Lý Gia thâm nhập một số học phần của Nhất Thiết Trí mà các bạn ấy đang học!!! ... Thắc mắc của V.D. Long mình xin tạm chia thành hai phần để trả lời:

36.1. Trong Thập nhị nhân duyên, thì Vô minh đứng đầu... Chứng Đạo Ca lại có câu: “Vô minh thực tánh tức Phật tánh”?

Trước khi phân tích, làm rõ vấn đề... Xin chép lại đoạn văn có liên quan đến điều bạn hỏi trong Chứng Đạo Ca!!!

Chứng Đạo Ca viết:

 無明實性即佛性,

 幻化空身即法身

(Vô minh thật tính tức Phật tính,

Huyễn hoá không thân tức Pháp thân)

Tạm dịch:

Tính thật vô minh tức Phật tính

Huyễn hoá không thân tức Pháp thân.

  • Về Phật tánh và Vô minh:

− Mọi người đều biết, “Phật tánh” là “thường”, và Kinh Đại Niết Bàn cũng dạy như vậy!!!

− Mọi người đều biết, “Vô minh” là “vô thường”, vì thế Kinh cũng dạy: “Vô vô minh diệc vô vô minh tận”!!!

Một bên là thường (có thực tánh), một bên vô thường (không thực tánh) ... Vì thế, câu “Vô minh thật tính tức Phật tính” xét về Đệ Nhất Nghĩa, câu ấy bị lỗi Phi Cú (mệnh đề hay một câu không thể thành lập được dưới cú pháp Bát Nhã)!!!

Nếu câu ấy viết lại như sau: “Vô minh không tánh đồng pháp tánh” có thể tạm chấp nhận... Vì rằng, Vô minh và pháp tánh bổn lai đều không tánh, hai thứ ấy chỉ do mê sanh!!! ... Còn đằng này, Vô minh và Phật tánh là hai thứ hoàn toàn khác nhau về bản chất, cho nên chẳng thể “tức” được!!!

  • Về Huyễn hoá và Pháp thân:

− “Pháp thân” là “thường” ... Vì pháp thân là thường nên ra ngoài hai khái niệm Huyễn và Phi Huyễn!!!

− Cái gì (pháp nào) mang trong nó tính chất “Huyễn hoá” hay “Phi huyễn” đều “vô thường”!!!

− Pháp thân là không thân... Đã là “không thân” sao lại có chuyện Huyễn hoá trong đó!!!??? ... Huyễn là thuật ngữ của Phật đạo nhằm chỉ cho một nhận thức hữu vi (có thân) ... Còn pháp thân là vô vi, ra ngoài nhận thức có không... Vì thế, Pháp thân cũng siêu quá hai khái niệm Huyễn cùng Phi huyễn!!!

Cho nên câu: “Huyễn hoá không thân tức Pháp thân” xét về Đệ Nhất Nghĩa, câu ấy bị lỗi Phi Cú (mệnh đề hay một câu không thể thành lập được dưới cú pháp Bát Nhã)!!!

Nếu câu ấy viết lại như sau: “Huyễn hoá không thân tựa Hoá thân” ... Câu này tạm chấp nhận được... Vì rằng, Hoá thân cũng thường cũng vô thường... Nên nó cũng có thân cũng không thân!!!

Tóm lại, hai câu: “Vô minh thật tính tức Phật tính. Huyễn hoá không thân tức Pháp thân” trong Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác biểu hiện sự không thấu đáo về các nghĩa: Vô minh, Phật tánh, Pháp tánh, Pháp thân và Hoá thân, Huyễn, Phi Huyễn!!! Vì rằng, nếu thấu đáo, nhất định khi tuyên thuyết về cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa sẽ không phạm vào những “lỗi cơ bản của Bát Nhã văn tự” được nêu ở trên!!!

36.2. Vô Minh trong Thập nhị nhân duyên và Vô Minh trong Chứng đạo ca có nghĩa thế nào? Xin cho ví dụ minh họa.

 Trong Phật đạo, chỉ có một chữ Vô minh và đồng mang ý nghĩa u tối, không sáng suốt!!! ... Tuy vậy, tuỳ tầng bậc giác ngộ, người tu hành có thể nhìn thấy “tướng trạng của Vô minh” qua các thứ nhãn quan như sau: Mê thấy Vô minh là Vô minh; Đại ngộ thấy không có Vô minh cũng không làm cho hết Vô minh; Liễu ngộ thấy Phi minh phi vô minh!!!

Giống như người ngủ mê thấy chiêm bao là chiêm bao... Người thức giấc thấy chẳng có chiêm bao cũng chẳng có làm cho hết chiêm bao... Người biết chuyện bảo rằng: Chiêm bao cũng có cũng không có!!! ... Để có thể hiểu “Phật tánh” và “Vô minh” là tức hay chẳng tức... Ví dụ sau có thể làm sáng tỏ vấn đề:

− Mặt trời ví như Phật tánh, Pháp thân = Thường!!!

− Ngày và đêm ví như Vô minh và minh = Vô thường!!!

Nếu ai đó bảo rằng: “Đêm ngày huyễn hoá tức mặt trời” thì... Thì... Thì có “Ô hô ai tai” không các bạn!!!???

Các bạn!!! ...

Không phải tất cả những gì người xưa nói ra đều là chân lí!!! ... Không phải điều gì được nhiều người xưng tụng, giảng dạy hay thuộc về truyền thống đều đúng hết!!!

Khi phân tích những điều trên, mình biết chắc có rất, ... rất nhiều người không vừa ý!!! Họ không vừa ý vì những phân tích vừa rồi đã chạm đến thứ mà người ta tôn thờ, giảng dạy cho người khác!!!

Thế nhưng, những điều họ tôn thờ có phải là chân lí chưa??? ... Những điều họ giảng dạy như Phật tánh, Pháp thân chính họ đã thấy đã thành tựu các thứ ấy hay chưa??? ... Hay là họ tôn thờ, giảng dạy vì người khác đã tôn thờ giảng dạy điều ấy nên nay họ cũng phải làm thế!!!??? ... Đời là như thế mà!!! ... Đời là như thế nên Đạo mới xuất hiện!!!

Hy vọng rằng, với những phân tích đơn sơ ở trên, sẽ là nhân duyên giúp các bạn bình tĩnh hơn, nhận xét khách quan hơn, không choáng ngợp trước hào quang của một ai đó rồi nhất nhất phải nghe theo!!!

Giác ngộ có nhiều tầng bậc... Mỗi một thuật ngữ, mỗi một khái niệm trong Phật đạo luôn luôn tương ưng với một cảnh giới giác ngộ nào đó... Vì thế, chuyện cảnh giới này sử dụng sai khái niệm của cảnh giới kia là chuyện thường thấy ở người tu hành (chưa giác ngộ rốt ráo)!!!

Nếu ta không nắm vững vấn đề!!! Nếu ta không bình tâm suy xét!!! Nếu ta chỉ biết tin mà không đủ năng lực phản biện khoa học!!! Nhất định những thuật ngữ, những khái niệm, những áng văn mà ta đã đọc đôi lúc dẫn ta vào mê trận ngữ ngôn... Điều ấy, nhất định không giúp ta thấy được thật nghĩa của Phật đạo, đôi khi khiến ta đi vào mê lộ mà không tự biết!!!

Chúc bạn... an vui, tinh tấn!!!

(14/04/2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG