Ý Nghĩa Của Việc Thấu Hiểu Tâm Pháp Trong Tứ Niệm Xứ

 0
Ý Nghĩa Của Việc Thấu Hiểu Tâm Pháp Trong Tứ Niệm Xứ

Các bạn! ... Một vị khách quý gặp mình và đưa ra tám câu hỏi liên quan đến sách Tâm Pháp (một trong ba cuốn sách Vô Đối Môn (NXB Dân Trí, 2019), Phật Giáo và Thiền (NXB Dân Trí, 2019) và Tâm Pháp (NXB Hội Nhà Văn, 2019) vừa phát hành) ... xin ghi lại cuộc trao đổi thú vị nói trên!

KHÁCH: Ông từng nói với cho học trò, trong tứ niệm xứ có: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nhưng trong cuốn sách này ông lại nhấn mạnh Tâm, Pháp. Ông có thể giải thích kỹ hơn về điều này được không?

LÝ TỨ: Bốn niệm xứ “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” là bốn nơi chốn người tu hành phải gởi gắm tâm ý vào đó để tư duy, quan sát và tu tập, vì rằng phiền não khổ (hay nghiệp) tác động trực tiếp lên bốn món này.

Tuy nhiên, thân và cảm thọ sở dĩ có nhận lấy quả khổ, chỉ vì tâm và thức mê mờ, câu hữu (gắn chặt, không rời) hai món ấy... Nếu tâm không câu hữu, thức không sinh pháp thì, thân trở thành sắc giải thoát (thân không trói buộc) và cảm thọ trở thành thanh tịnh thọ (ra khỏi khổ vui) ...

Do đó, có thể nói tâmpháp mới là hai đối tượng chính khiến người ta đau khổ hay an vui, nếu giải quyết được hai niệm xứ này là giải quyết tận gốc trận chiến sanh tử khổ!

Giống như muốn giải quyết tận gốc chiến tranh, người ta chỉ cần bắt vị tướng chỉ huy đầu hàng, tức thì cuộc chiến kết thúc, bình yên hiện hữu!

Còn một lẽ nữa, Phật đạo là đạo giác ngộ, đạo giải thoát và là đạo trí tuệ. Nên khi giải quyết rốt ráo hai niệm xứ là tâm và pháp thì, tâm bây giờ trở thành cơ sở giác ngộ và giải thoát gọi nôm na là Niết Bàn, còn thức sẽ biến thành trí tuệ (hết mờ tối).

KHÁCH: Trong Tâm Pháp, ông đúc kết trong những thân phận nhân vật của ông rằng: Hư danh rỗng tuếch, đánh đổi mạng sống bằng những nghi kỵ, che giấu bằng trang sức hào nhoáng hư ảo, v.v… thứ bền vững trong mỗi cuộc đời chúng sinh là có Phật tánh, sống chân thật giữa người với người quan trọng hơn đầu môi chót lưỡi. Để diệt những hư danh rỗng tuếch trên, thấu hiểu Tâm và Pháp đã đủ để đưa những người còn vô minh đến bến bờ giác ngộ?

LÝ TỨ: Thấu hiểu TâmPháp trong bốn món thân, thọ, tâm, pháp là hai cơ sở quan trọng giúp người ra khỏi vô minh đến bến bờ giác ngộ...

Giống như người ta hiểu rõ bốn phép tính cơ bản của toán học là cộng, trừ, nhân, chia cùng mối liên hệ của những phép tính ấy, nhất định người ta sẽ giải quyết mọi bài toán trên đời! 

Xin cảm ơn các câu hỏi thú vị! 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 4
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG