Sự Khác Biệt Giữa Giác Lực và Huệ Lực và Bát Nhã Lực

 0
Sự Khác Biệt Giữa Giác Lực và Huệ Lực và Bát Nhã Lực

Các bạn !!!

Hối tối, mình có cuộc trao đổi Phật pháp với Phương Anh và Nhi !!! Cuộc trao đổi bắt đầu từ 20 giờ qua nhiều đề tài khác nhau, đến hơn 23 giờ mới tạm kết thúc (sau khi hạ màn, Phương Anh còn gọi thêm để cù cưa câu chuyện) !!!

Có thể nói, buổi nói chuyện thật thú vị !!! Mình có cảm giác, buổi nói chuyện giống như các kì thủ trẻ đang nghe phân tích thế trận trung cuộc của một ván cờ !!! Phật pháp như một ván cờ, các quân cờ và phép tắc hành binh của nó chính là sự chuyển biến vô tận của tâm thức !!! Độ quái của mỗi kì thủ trong phép dụng binh ở trung cuộc sẽ đưa đến kết quả ưu hay liệt ở tàn cuộc !!!

Câu chuyện bắt đầu từ những bài viết của HĐ trong Trò Chơi Trí Tuệ vừa rồi !!! Tiếp theo là câu hỏi của Phương Anh về sự khác biệt giữa cách ứng dụng học pháp “Nhơn Minh Luận” (Gồm Tông, Nhơn, Dụ) và học thuyết “Tam Thân” (Gồm Danh Thân, Cú Thân và Hình Thân) trong Bồ Tát đạo !!! Kế đến là thắc mắc của Nhi về sự khác nhau giữa Giác Lực, Huệ Lực và Bát Nhã Lực và cái gì mới thật sự là gốc của Phật đạo !!! Cuối cùng, câu chuyện “Ngài Ca Diếp mỉm cười và bộ xương trên hư không” lại được mọi người đưa ra thảo luận !!!

Tuy buổi nói chuyện đã chấm dứt, nhưng “cảm giác hưng phấn” từ cuộc trao đổi vẫn còn đọng lại cho đến giờ này khiến mình không ngủ được, và quyết định phải thức để viết điều gì đó về buổi nói chuyện gởi đến các bạn !!! Phật pháp được triển khai từ một đương cơ nó có sức hấp dẫn đến lạ thường !!! Các nạn vấn hầu như được giải quyết một cách nhanh gọn, giống nhát dao bén cắt đứt một vật tầm thường !!!

Trong buổi nói chuyện, mình nhận ra Phương Anh và Nhi đã có những tiến bộ nhất định, các đề tài tối nay thuộc loại khó nuốt !!! Nhưng hai bạn ấy đã có thể lãnh hội trọn vẹn điều mình trình bày !!! Cái thích thú là ở chỗ ấy !!! Nó giống như những người nghệ sĩ cùng nhau xướng hoạ xuất thần !!! Nó giống như những miếng đánh chính xác từ trung cuộc của một ván cờ khiến đối phương phải chịu knock out khi ván cờ chưa đến hồi tàn cuộc !!!

Lúc lên giường định đi ngủ, mình suy nghĩ về buổi nói chuyện vừa rồi !!! Đúng là HĐ chúng ta thật là hy hữu !!! Những đề tài trong buổi nói chuyện tối nay, không phải bất kì ai cũng có thể lãnh hội hay chạm đến được, thậm chí có bao nhiêu người chưa từng nghe đến !!! Thế mà, HĐ chúng ta đem ra phân tích, mổ xẻ đến nơi đến chốn, không ngại bất kì điều gì !!! Đây chẳng phải là một trong những điều hi hữu trong đời hay sao ???

Viết đến đây, mình cảm giác rất khó có thể ghi lại chi tiết buổi nói chuyện từ “một đương cơ” !!! Vì rằng, giảng giải một pháp từ đương cơ hoàn toàn không giống giản trạch hay luận giải một pháp từ tình huống phổ độ !!! Đây chính là nét khác biệt cơ bản giữa Nhơn Minh Luận và Tam Thân trong Phật đạo !!! Một bên (Nhơn Minh Luận) dùng để luận giải nghĩa kinh mang tính giáo thọ của phổ độ... Một bên (Tam Thân) là hình ảnh một Thuyết Pháp Sư đang cắt đứt trăm mối từ một đương cơ !!! Một nhát dao cắt đứt tri kiến hiện tại để nâng người lên một cảnh giới cao hơn, luôn ẩn chứa trong nó những quyết định nghĩa chỉ có thể cảm nhận từ sự “tương thông tâm ý” giữa chủ thể thuyết và đối tượng được nghe, trong tình huống này ghi lại bằng thứ ngôn ngữ gì đây !!!???

Thôi thì, mình tạm ghi lại một trong những nội dung từ buổi nói chuyện, đó là: Sự khác biệt giữa Giác lực, Huệ lực và Bát Nhã lực để hầu mọi người vậy !!!

Giác lực là gì ??? Giác lực chính là sức mạnh từ hiểu biết của một người sơ ngộ !!! Hạn chế của Giác lực là: Biết con đường sai, nhưng không thể biết con đường đúng !!! Vị thành tựu Giác lực khi nghe một ai đó tuyên thuyết về con đường đưa đến xuất thế, người này nhận ra những điều người ấy thuyết sai, nhưng cảnh giới xuất thế cụ thể như thế nào, vị có Giác lực không thể tự mình giải thích được !!! Ta có thể tạm hình dung một người lựa đậu, trong rổ có bốn thứ đậu là đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng và đậu đen...Người này tìm đậu đỏ, nhưng không biết đậu đỏ hình dáng như thế nào, vị ấy chỉ biết đậu đen, đậu xanh và đậu trắng...Người này bỏ ra ngoài các thứ đậu mình đã biết, phần đậu còn lại trong rổ chính là thứ đậu đỏ cần tìm !!! Muốn có Giác lực, người này phải thành tựu Tư Lương Vị !!!

Huệ lực là gì ??? Huệ lực chính là sức mạnh từ hiểu biết của một người thành tựu Ngũ Căn và Ngũ Lực !!! Ưu thế của người có Huệ lực là, biết được con đường nào đưa đến hữu lậu, con đường nào đưa đến vô lậu !!! Nhờ ưu thế này, người thành tựu Huệ lực tự mình có thể ứng dụng Trạch Pháp Giác Chi để chứng Diệt đế !!! Vị có Huệ lực khi nghe một ai đó tuyên thuyết về con đường đưa đến vô lậu, vị ấy biết rất rõ người kia thuyết sai hay đúng !!! Cảnh giới này giống người xa xứ nhiều năm, trên đường về nhà, tuy chưa đến nơi, nhưng biết rõ con đường nào giúp người ấy đến nhà, con đường nào không !!!

Bát Nhã lực là gì ??? Bát Nhã lực là sức mạnh từ sự trực nhận của một người đã thành tựu Nhất Thiết Trí !!! Ưu thế của Bát Nhã lực là, vị này khi đọc một bài kinh, nghe một bài thuyết, biết chắc đâu là lời Phật, lời nào không phải của Phật !!! Đây là hình ảnh con Nga Vương dùng kĩ năng tự nhiên để hút sữa từ hổn hợp sữa đã trộn lẫn nước, được mô tả trong kinh Đại Niết Bàn !!!

Câu chuyện “Đại Đức Ca Diếp mỉm cười và bộ xương khô trên hư không” đến nay vẫn còn là một ẩn số đối với HĐ chúng ta !!! Cho dù trong chục năm qua, câu chuyện trên vẫn thường được HĐ trình bày với mình khi có cơ duyên, mong rằng trình bày đó được Lão Lý chấp nhận...Ha ha ha ha !!! Nhưng, mọi đáp án từ các HĐ chưa giúp mình “nghe lọt lỗ tai” !!! Thôi thì, để đó nghiền ngẫm tiếp !!! Đời còn dài mà !!!

Các bạn !!!

Trong đời, mình không nhớ đã có bao nhiêu đương cơ nói chuyện với các bạn !!! Mỗi một đương cơ đều có thú vị riêng của nó !!!

Tối nay, lại một đương cơ xuất hiện !!! Muốn ghi lại đầy đủ những gì xảy ra trong đương cơ để gởi đến mọi người...Nhưng, “ngôn ngữ thường tình đành bất lực” !!! Nếu có cố viết, chẳng khác gì “bò đói gặm bọc ny lon”, chẳng chút ý vị !!!

Hy vọng, trong những lần sinh hoạt chung hoặc gặp gỡ riêng, chúng ta có đủ duyên lành để tạo nên những đương cơ thù thắng !!!

01 giờ 50 phút 28/02/2020

LÝ TỨ

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 2
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG