Một Vài Thắc Mắc Trong Bát Nhã Tâm Kinh

 0
Một Vài Thắc Mắc Trong Bát Nhã Tâm Kinh

Một hôm, mình và các HĐ trao đổi Phật pháp với nhau, trong đó có một người bạn mới quen!

Người bạn mới quen hỏi mình:

-Thầy có thể cho con hỏi một vài thắc mắc trong Bát Nhã Tâm Kinh hay không ???

-Bạn thắc mắc điều gì về Bát Nhã Tâm Kinh ???

-Thầy có thể giải thích cho con câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” ???

Mình hỏi bạn ấy

-Câu kinh đó, bạn hiểu như thế nào ???

-Theo con, (bạn ấy chỉ cái bình để trên bàn) giống như cái bình này, khi cái bình còn nguyên gọi là sắc! Nếu cái bình bị bể nát, hoặc nghiền thành bột, hay cái bình không còn nữa...v..v...thì, cái bình bây giờ trở thành không! Gọi là “sắc tức thị không” !!!

Mình hỏi:

-Hình như câu kinh đó còn một đoạn nữa, bạn có nhớ không ???

Bạn ấy đọc tiếp:

-“Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy) !!!

Mình nói với bạn ấy:

-Về sắc, bạn giải thích khi bị nghiền thành bột, hoặc cái bình mất đi, gọi là sắc tức thị không, điều này tạm chấp nhận! Nhưng thọ, tưởng, hành, thức thì nghiền thành bột bằng cách gì ? Hoặc làm sao để mấy thứ ấy mất đi, cho nó trở thành không ???

Nghe hỏi như thế, bạn ấy cười và nói:

-Con chỉ nghe giảng có thế, Thầy giải thích dùm!

Mình hỏi các HĐ ngồi chung quanh:

-Các bạn cho biết, đoạn kinh vừa rồi nằm trong bài kinh nào ??

Mọi người trả lời:

-Bát Nhã Tâm Kinh!

Mình cười và nói:

-Theo kiến giải của anh bạn này (chỉ người bạn mới quen), thì có lẽ, nên đổi bài kinh đó thành “Bát Nhã Vật Kinh” mới đúng! Bát Nhã Vật Kinh, tức bài kinh nói về vật là bình; bàn...chứ không phải bài kinh nói về Tâm là Bát Nhã Tâm Kinh !!!???

Anh bạn lại nói:

-Xin Thầy cho biết thế nào là tâm kinh ???

Mình giải thích:

-Tâm kinh là kinh nói về tâm! Có nghĩa rằng, người tu hành khi nào thấy tâm và lời kinh tương ưng với nhau, tức quán chiếu thấy tâm này và nghĩa kinh không còn sai khác (bất nhị), gọi là tâm kinh! (Dùng Kinh để ấn Tâm trong Đệ Nhất Pháp Ấn).

Ví dụ: Khi quán sắc (tức quán thân này, chứ không phải hướng ra ngoài quán bình, bàn hay thế giới...), thấy thân này không phải là một uẩn pháp và thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy (đồng không phải là uẩn pháp)... Lúc ấy mới chợt nhận ra: “Sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác gì không”! Có nghĩa, năm món này bản chất (thiệt tướng) nó tự không, chỉ do mê (năm món ấy) nên sanh năm uẩn pháp! Nếu nắm giữ (niệm) trong lòng các uẩn pháp ấy, sẽ sinh khởi phiền não, kinh gọi là “ngũ thủ uẩn”! Mình giải thích như vậy, bạn có thắc mắc gì không ???

Bạn ấy hỏi:

-Thưa Thầy, thế nào là uẩn pháp ???

Mình cắt nghĩa tường tận cho bạn ấy hai chữ ấm và uẩn (xem bài viết ấm và uẩn)... Nghe xong, bạn ấy phát biểu:

-Thưa Thầy! Thưa các HĐ !!! Nghe Thầy giảng xong đoạn kinh, tâm trí con sáng ra và thấy tâm này cùng thế giới đồng thanh tịnh, tất cả như hư không !!! Xin Thầy và các HĐ cho con làm HĐ của Lý Gia !!!

*Lý Lục Vũ và các HĐ !!! Không biết, khi đọc câu chuyện ngắn này, các HĐ có còn nhớ cái buổi sáng Tây Nguyên đẹp...như...mơ... ấy không ???!!!

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG