Đạo Xuất Thế Là Gì

Các bạn !!!
Người tu hành nào trong đời, cũng ít nhất một vài lần nghe nói đến cụm từ “đạo xuất thế” !!! Và cũng có rất nhiều người tu hành đã cất công đi tìm hoặc thực hành “đạo xuất thế” !!! Tuy nhiên, đạo xuất thế là gì ??? Làm thế nào để thành tựu thì, câu hỏi này có lẽ vẫn còn là thắc mắc của nhiều người !!!???
Đạo xuất thế là gì ???
Về mặt văn tự, chữ xuất thế (出世) có nghĩa là ra khỏi thế gian...Trong Phật đạo, đạo xuất thế là thứ đạo (con đường) đưa người tu hành ra khỏi những trói buộc của các pháp (quan niệm) thế gian, còn gọi là đạo giải thoát !!!
Đạo thế gian là gì ???
Để có thể hiểu đạo thế gian là gì, đây là một việc làm không hề dễ dàng...Vì rằng, con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, được nuôi lớn bởi “cái nôi thế gian” !!! Từ ăn, uống, học tập, lao động, đời sống..v..v...hầu như được giáo dục và lớn lên bằng các pháp (quan điểm, quan niệm) thế gian !!! Trong môi trường như thế, khó mà nhận ra ta đang ở trong thế gian pháp !!!
Điều này giống như một con cá, sinh ra, lớn lên trong một bể nước màu...Con cá không nhìn thấy điều gì khác ngoài màu sắc của thứ nước mà con cá đã sống...Bây giờ, nhận thức của con cá và cái bể nước màu là những gì hiển nhiên nhất của cuộc sống !!! Con cá không hề biết rằng, thứ màu sắc mà nó nhìn thấy từ lúc sinh ra cho đến tận hôm nay, không phải màu sắc đích thực của nước... Khác hơn, trong tận cùng sâu thẳm, con cá không biết rằng bản chất của nước không phải màu sắc như thế, có nghĩa bản chất của nước không màu !!!
Con người và thế giới tâm thức cũng gần giống như vậy...Từ khi sinh ra, tâm (hiệu ứng tình cảm) con người được hình thành thông qua những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố...v..v... Thức (hiểu biết) con người được nuôi dưỡng bởi những quan niệm phải, quấy, hơn, thua, được, mất, thiện, ác...v..v...Tâm và thức của một con người bị bao phủ và sống trong môi trường như vậy...Tất nhiên, con người không hề biết rằng, tâm này bản chất của nó là không, và thức này bản chất của nó cũng tự không !!! Có nghĩa, bản lai một hữu tình nói chung và con người nói riêng là “không tâm, không pháp” !!!
Xuất thế là xuất đi đâu ???
Như những gì đã trình bày ở trên, bản lai tâm thức một con người tự nó “không tâm không pháp”, Phật đạo gọi là “rốt ráo không” !!! Nhưng trong quá trình sống, con người được học tập các pháp thế gian, từ đó tâm và thức mê các pháp thế gian...Cho nên, bản lai một hữu tình đang không tâm không pháp, bỗng dưng trở thành có tâm có pháp !!! Chính tâm và thức bị nhiễm ô các pháp thế gian, nên khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc xuất hiện !!! Điều này giống như biển cả đang yên ắng, bỗng dưng bão tố nổi lên làm nước biển dậy sóng !!!
Để giải quyết cơn sóng dữ của tâm thức, Phật đạo chỉ ra con đường đưa tâm thức trở về với sự yên bình tự nhiên của nó...Con đường này, Phật đạo gọi là đạo xuất thế, tức con đường giúp chúng sanh thoát ra khỏi cơn cuồng nộ, sự giận dữ của tâm thức thế gian !!!
Như vậy, thế gian hay xuất thế, không phải là một nơi chốn nào bên ngoài chúng ta, hay một thế giới vật lí nào đó xa xăm mà, thế gian hay xuất thế đều từ tâm thức này !!!
Cũng ngay tại nơi đây, cũng ở trong thế giới này !!! Nếu ta bình tâm nhận ra rằng, các cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố...hay các quan niệm đúng, sai, phải, quấy, tốt, xấu, thiện, ác...đều chẳng phải là ta, nó chẳng có chân lí, đây là thứ bảo tố khiến tâm thức của ta đang bình lặng bỗng dưng nổi sóng...đang an vui, bỗng dưng trở nên khổ, phiền não !!! Nhận thức được như thế, đối trước thấy nghe hay biết, ta không mê mờ, không chạy theo, không bị cảnh duyên lôi cuốn vào đó...Lập tức, nơi thế gian trở thành xuất thế !!! Một tâm thức đầy lậu hoặc hiển nhiên trở thành tâm trí vô lậu !!!
Phật đạo là đạo trí tuệ, con đường từ thế gian đến xuất thế là con đường của trí tuệ...Mọi thứ đều bắt nguồn từ nhận thức !!! Mê là nhận thức bị mê !!! Ngộ (hay giác ngộ) là nhận thức thấu suốt được bản chất của tâm và pháp !!!
Nếu ta vẫn cứ mê, không giác ngộ để thấu suốt bản chất của tâm và pháp, cứ mãi “hướng ngoại tìm cầu”...Cho dù ta từ bỏ thế giới này, lên tận rừng sâu núi thẳm, cửa đóng then cài, không tiếp xúc thế giới nhân sinh thì, với những tâm thức như vậy, thế gian đạo cũng theo người đó lên tận rừng sâu núi thẳm...Cho dù cửa đóng then cài, không tiếp xúc thế giới nhân sinh thì, thế gian đạo cũng theo người đó mà vào tận buồng kín, bao phủ lấy cõi lòng người đó !!!
Ngày xưa, Thế Tôn đã từ bỏ tất cả, lên rừng sâu núi thẳm, xa lánh nhân sinh, tu luyện bao nhiêu thứ thiền định, nhưng kết quả thế gian và ba cõi vẫn như bóng với hình, không thể nào thoát ra được !!!
Chỉ cần một lần bình tâm ngồi xuống, nhận thức đổi thay, giác ngộ bừng sáng...Ngài chợt hiểu ra, chẳng có gì là thế gian, chẳng có gì xuất thế, tất cả đều từ một niệm mê !!! Con đường trung đạo đã được khai sinh, làm nên đạo quả tối thượng !!! Sự thật này mọi người đều biết, lịch sử đã ghi !!!
Tóm lại !!! “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” !!! Thế gian hay xuất thế đều tự tâm thức, ba cõi hay niết bàn xuất xứ từ mê hay ngộ !!! Tâm thức bản chất chẳng phải thế gian hay xuất thế, ngay tại nơi đây, mê là thế gian, ngộ là xuất thế, lìa mê lìa ngộ chính là trung đạo... Trung đạo hay xuất thế gian thượng thượng là con đường thuộc về nhận thức dẫn ta đến vô thượng quả !!!
Những ai từ bỏ nhận thức, cặm cụi đi tìm con đường xuất thế bằng một cách thế nào đó, vô hình trung kẻ đó tự quay lưng với thực tế, tự dẫm chân lên dấu vết bánh xe ngã đỗ mà người xưa đã từng mất sáu năm ròng rã nhọc công tốn sức, để rồi cuối cùng nhận ra đây là việc làm vô ích của kẻ thiếu trí và từ bỏ nó không thương tiếc !!!
Chính nhờ sự từ bỏ những việc làm vô ích không thương tiếc của người xưa, chính sự bừng sáng từ nhận thức chứ chẳng phải từ thứ gì khác !!! Hôm nay, con đường xuất thế đã được mở ra, chúng ta là những người của hậu thế may mắn có một con đường để đi !!!
Xin vạn lần cúi lạy !!!
Xin vạn lần biết ơn con đường trí tuệ được khai sáng bởi Bậc Đại Trí Tuệ từ 2600 năm trước !!!
Để kết thúc bài viết, xin giới thiệu đến các bạn một đoạn Kinh Viên Giác dùng để tham khảo !!!
“Khi ấy, ở trong đại chúng, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi quanh bên phải ba vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng: “Đức Đại Bi Thế Tôn! Mong Ngài vì pháp chúng đến trong hội này mà nói về nhơn địa pháp hạnh thanh tịnh bổn khởi của Như Lai; và nói về hàng Bồ tát ở trong Đại thừa phát tâm thanh tịnh xa lìa các thứ bệnh, có thể khiến chúng sanh mạt thế ở đời vị lai cầu pháp Đại thừa, không rơi vào tà kiến”. Nói xong, năm vóc gieo xuống đất, lập đi lập lại như vậy ba lần.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! Các ông mới có thể vì các Bồ tát mà thưa hỏi pháp hạnh ở nơi nhơn địa của Như Lai, và vì tất cả chúng sanh đời mạt cầu pháp Đại thừa, được chánh trụ trì, chẳng lạc tà kiến. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói”.
Khi ấy, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi vui mừng vâng theo lời dạy, cùng đại chúng lắng tâm nghe kỹ.
“Này Thiện nam tử! Đấng Pháp vương vô thượng có môn Đại Đà La Ni, gọi là Viên Giác, lưu xuất ra tất cả pháp thanh tịnh, chơn như, Bồ đề, Niết bàn và pháp Ba-la-mật để dạy bảo hàng Bồ tát. Tất cả nhơn địa bổn khởi của Như Lai đều y vào Viên-chiếu thanh tịnh giác tướng này mà hằng đoạn vô minh, mới thành Phật đạo.
Thế nào là Vô minh? -Này Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, bị nhiều thứ điên đảo giống như người mê, thấy bốn phương đổi chỗ, vọng nhận tứ đại làm tướng của tự thân, sáu trần duyên ảnh làm tướng của tự tâm, khác nào người bị con mắt nhặm thấy hoa đốm lăng xăng trong hư không và mặt trăng thứ hai.
Này Thiện nam tử! Trong hư không thật ra không có hoa, nhưng vì bệnh mà vọng chấp đó thôi. Bởi do vọng chấp, nên chẳng những lầm tự tánh của hư không này, mà còn lầm trong hư không thật sanh ra hoa. Do đây mà vọng có sự lưu chuyển trong sanh tử, nên gọi là vô minh.
Này Thiện nam tử! Vô minh này chẳng thật có tự thể. Như người nằm mộng, khi mộng chẳng phải không, đến lúc tỉnh giấc thì rõ ràng không có gì cả. Như các hoa đốm diệt trong hư không, không thể nói nhất định có chỗ diệt. Vì sao? - Vì vốn không có chỗ sanh vậy. Tất cả chúng sanh vốn ở trong thể vô sanh mà lại vọng thấy có sanh có diệt, thế nên nói là lưu chuyển sanh tử.
Này Thiện nam tử! Như Lai khi còn nhơn địa tu nơi Viên Giác, biết là không hoa liền không bị lưu chuyển, cũng không có thân tâm để thọ nhận sự sanh tử kia. Chẳng phải tạo tác nên không, mà bổn tánh vốn không. Cái tri giác kia cũng giống như hư không, biết cái hư không tức là tướng không hoa, nhưng cũng không thể nói nó không có tánh Tri giác. Có - Không đều trừ sạch, đó gọi là Tùy thuận Tịnh giác”. (Trích Kinh Viên Giác)
14/01/2020
LÝ TỨ
三十年來尋劍
幾回落葉幾抽枝
自從一見桃花後
直到如今不更
靈雲志勤
“Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp kỷ trừu chi
Tự tùng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim bất cánh nghi”.
Tạm dịch :
“Ba chục năm qua tìm kiếm khách
Bao mùa lá rụng với cành trơ
Một lần chợt thấy hoa đào nở
Tâm trí từ đây hết nổi ngờ”.
Thơ LINH VÂN CHÍ CẦN
春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
“Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch nghĩa
Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân”.
Thơ MÃN GIÁC
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






