Chuyện Ngày Chủ Nhật

 0
Chuyện Ngày Chủ Nhật

Các bạn !!!

Hôm nay Chủ Nhật !!! Liêm, Huyền, Thuý và một vài HĐ đến thăm !!! Trong lúc uống trà đàm đạo, Liêm nhờ mình giải thích những điều sau:

1) Thế nào là tri giác ???

2) Ý nghĩa của câu: “Ba thừa đồng một tánh tri giác mà chẳng đồng tri giác” ???

3) Ý nghĩa của câu: “Như Lai như tánh kia mà giác nên không có giác khác, như tánh kia mà biết nên không có biết khác. Như tánh kia mà giác, thì không có bất giác” ??? (Câu 2 và 3 trích kinh Hoa Nghiêm)

Mình đã có những chia sẻ sau:

1) Theo một vài định nghĩa thường gặp thì:

- Tri giác là sự phản ánh ý thức của con người với một sự vật khách quan thống nhất, trọn vẹn, đây là sự phản ánh cao hơn cảm giác (theo VinMec) !!!

- Hoặc, tri giác là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tổ chức các thông tin từ giác quan (theo Wikipedia) !!!

Như vậy, ta có thể hiểu: Tri giác là phản ứng chủ động, tích cực của một hữu tình khi các căn đón nhận một tác động (nghiệp) bất kì nào đó !!!

Ví dụ: Khi con muỗi đậu vào người, ta vẫy tay con muỗi ghi nhận có tác động hiểm nguy, lập tức con muỗi bay đi !!! Hoặc, khi gặp một vật có khuynh hướng bay vào mắt, lập tức con mắt nhắm lại !!! Hay, con giun khi bị thương tích sẽ quằn quại !!!

Những phản xạ tích cực vừa nêu từ một hữu tình, chính là các phản ứng có chọn lọc, có tổ chức của tri giác, được tri giác ghi nhận và cho ra một hành động tức thời, thông qua các thông tin từ giác quan (6 căn) !!!

Và, tri giác chỉ có đối với hữu tình (loài có tri có giác), con vô tình thì không có tri giác (gọi là vô tri vô giác) !!! Ví dụ: Khi đặt một viên sỏi lên bàn tay, ta dùng tay kia vẫy vẫy như đuổi muỗi, viên sỏi không phản ứng !!! Hoặc khi ta chặt vào cái cây, cái cây không né tránh !!! Hay một đoạn cây nhỏ, ta chặt thành nhiều khúc, nhánh cây không quằn quại như con giun !!!

Tóm lại, hữu tình (cụ thể là con người) nhờ có tri có giác (gọi chung là tri giác) nên tự biết bảo vệ, học tập, thăng tiến tri thức và cao hơn là giác ngộ !!!

2) Ý nghĩa của câu: “Ba thừa đồng một tánh tri giác (tánh giác) mà chẳng đồng tri giác (hiểu biết)” ???

Tánh tri giác hay tánh giác là tánh chất tự nhiên, sẵn có trong một hữu tình... Vì thế kinh mới nói: “Ba thừa đồng một tánh tri giác” !!!

Nhưng, như những gì đã giải thích ở trên: “Nhờ hữu tình (cụ thể là con người) có tánh tri giác (gọi chung là tri giác, tánh giác cùng năng lực tiếp thu) nên hữu tình tự biết bảo vệ, học tập, thăng tiến tri thức và cao hơn là giác ngộ” !!!

Để thăng tiến tri thức, học tập, giác ngộ...Ngoài bản năng, chủng loại, giới tính, chủng tánh, kinh nghiệm, học tập, tồn tại, vận dụng, đời sống...v..v...Tri giác (tánh giác) bây giờ có sự góp sức của tri thức (hiểu biết), từ đó dẫn đến việc ba thừa (cùng các hữu tình) “đồng một tánh tri giác (tánh giác), nhưng khác nhau ở tri giác” (hiểu biết)!!!

Ví dụ: Khi gặp một tác động bất kì, phản xạ của người có võ sẽ khác người không biết võ nghệ !!! Phản ứng của lính cứu hoả sẽ khác người bình thường khi đối diện đám cháy !!! Nhận ra một tác động xấu, phụ nữ có khuynh hướng co rút để né tránh, ngược lại đàn ông có khuynh hướng bung ra đánh trả !!! Khi ném một vật, con sư tử vồ người ném, con chó chạy theo vật ném, con chuột chạy trốn !!! Người giác ngộ đối trước một tác động nào đó, tuỳ địa vị giác ngộ sẽ có những phản ứng, hành xử theo những gì bản thân đã giác !!!

Nói chung, tánh tri giác chính là tính phản ứng có tổ chức một cách hết sức tự nhiên của tất cả hữu tình (đây là đặc tính tự nhiên của tánh giác) !!! Còn tri giác (trong câu nói trên) là những phản ứng được hình thành từ kinh nghiệm, từ giác ngộ !!! Vì thế, mới có câu nói: “Ba thừa đồng một tánh tri giác nhưng chẳng đồng tri giác” !!!

3) Ý nghĩa của câu: “Như Lai như tánh kia mà giác nên không có giác khác, như tánh kia mà biết nên không có biết khác. Như tánh kia mà giác, thì không có bất giác” ???

- “Như Lai như tánh kia mà giác nên không có giác khác”: Chư Phật, như sức thanh tịnh, vắng lặng của tánh giác mà nhận định, phản ứng, hành động...!!!

- “Như tánh kia mà biết nên không có biết khác”: Chư Phật, như tánh giác mà biết, nên mọi nhận định, phản ứng, hành xử...đều theo Phật tri kiến (Phật trí) !!!

- “Như tánh kia mà giác, thì không có bất giác”: Luôn an trú trong tánh giác, dùng tánh giác soi chiếu, bất giác không sinh !!!

Như vậy ta có thể thấy, tất cả hữu tình, đã giác ngộ hay chưa giác ngộ đồng có tánh giác (tánh tri giác), và cùng phát sinh những phản ứng, hành xử, giải quyết vấn đề trên nền tảng tánh giác và tri giác khi bản thân có nhu cầu !!!

Nhưng do mức độ (trình độ, thành tựu) tri giác (tri thức, tri kiến) sai khác... Từ đó, phản ứng, hành xử, giải quyết vấn đề cũng rất khác nhau !!! Đó là các hình thức giải quyết trên cơ sở giác ngộ hay bất giác !!!

- Giác ngộ sẽ phản ứng, giải quyết vấn đề nhưng tâm không sanh, pháp không sanh, tâm thức đồng thanh tịnh !!!

- Không giác ngộ, khi gặp một vấn đề, một sự cố... Căn cứ vào thế pháp để hành xử, giải quyết...nên khi hành xử, giải quyết vấn đề, lập tức tâm sanh, pháp sanh, nghiệp sanh...gọi là bất giác !!!

Để có thể thấy tánh (tri) giác và tri giác phản ứng như thế nào từ tâm thế của một vị đã giác ngộ. Câu chuyện sau là một ví dụ điển hình: “Khi Huệ Năng bị Đạo Minh rượt đuổi để đoạt y bát... Phản ứng của Huệ Năng là chạy trốn !!! Nhưng, đến khi Đạo Minh cầu đạo, Huệ Năng chẳng những không oán hận, mà vẫn từ bi, ôn tồn khai thị giúp Đạo Minh giác ngộ” !!! Phản ứng và hành xử khác thường của Huệ Năng cho ta thấy thế nào là "tánh giác và tri giác từ năng lực của giác ngộ" !!!

Buổi chiều, mình có buổi sinh hoạt trực tuyến với HĐ Lý Gia miền Bắc và HĐ Lý Gia miền Nam chúc mừng Lý Nữ Phương Danh Lý Diệu Tâm và Lý Nữ Phương Danh Lý Vô Ưu đón nhận danh hiệu cao quý của Lý Gia !!! Đồng thời nhận 620; 621 và 622 !!!

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

27/12/2020

LÝ TỨ

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG