Bốn Bệnh, Cách Thức Tu, Chánh Niệm Là Gì?

 0
Bốn Bệnh, Cách Thức Tu, Chánh Niệm Là Gì?

− Hỏi:

1) Con đọc trong kinh thấy nói về bốn bệnh của người tu hành là nhậm tác chỉ diệt. Thầy có thể giảng cho con hiểu rõ ý nghĩa của bốn bệnh đó? (14/10/2019 20:15:27; Phat Ngoc)

2) Con xin phép được nêu thêm một thắc mắc về thực trạng hiện nay đó là ... Có nghiên cứu mới thấy Phật học mênh mông như biển cả mà các sư mỗi người thuyết mỗi cách. Thầy PT thì hùng biện, thầy GH thì tâm linh, thầy TĐ lanh lợi, thầy PH thì hiền hòa ... mỗi thầy hay mỗi kiểu nhưng không biết đi bằng thuyền (phương cách) của thầy nào! ... Thầy này bảo có vong nhập, thầy kia bảo có vong nhưng không có nhập! ... hi hi ...! ... Con chỉ cần biết để được giác ngộ cần tu tập những gì: Lý thuyết là gì? ... và thực hành là gì? (12/10/2019 7:21:34; Minh Quân)

3) Lúc chính niệm (ngay thực tại thân thọ tâm pháp) thì đang ăn, nhưng sự ăn còn có tư tưởng xen vào.         

3.1. Có khi không về được, có khi về được, có khi làm phức tạp hay sai, v.v...

3.2. Trong khi ăn nhưng vẫn có tư tưởng xen vào, làm cho cái ăn không nguyên vẹn.

3.3. “rất ít” nó như một luồng điện “Cái rẹc” trống trơn. (11/10/2019 13:23:08; Lê Ngọc Tới)

- Đáp 

12.1.  Bốn Bệnh... Người Tu Hành Thường Hay Mắc Phải (Kinh Viên Giác)

Bốn bệnh mà bạn nêu trong câu hỏi, là bốn thứ bệnh mà người tu hành thường hay mắc phải (hoặc có một số người, tâm thức “đang bệnh” mà lầm tưởng đó là “cảnh giới giác ngộ”. Sự lầm tưởng này, dẫn đến hệ quả là, tự thân đang chung sống với “tà kiến” mà không tự biết!!!). Nếu tu hành trong Phật đạo, mà mắc một trong bốn thứ bệnh này, sẽ không thể giác ngộ... đó là:

  • Bệnh NHẬM (mặc kệ): Đây là loại bệnh phổ biến trong người tu hành... Người mắc bệnh này, do chấp trước cảnh giới xuất thế, lầm tưởng mình đã giác ngộ... Từ đó đâm ra mặc kệ mọi thứ, cứ ngỡ như thế là “tuỳ thuận pháp tánh”, nhưng kì thực họ đang kẹt trong thế gian giới!!! ... Kinh Viên Giác, Phật dạy người mắc bệnh mặc kệ như sau: “Nhậm bệnh (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do mặc kệ mà có, nên gọi là bệnh”.
  • Bệnh TÁC (làm ra): Đây là bệnh của những người “lập các hạnh tu” ... Người mắc bệnh này, thường bày ra các thứ hạnh, mong rằng khi thực hiện các hạnh sẽ đưa đến giác ngộ!!! ... Kinh Viên Giác, Phật dạy người mắc bệnh làm ra như sau: “Tác bệnh (làm ra): Nếu có người nói rằng nơi bản tâm ta làm ra đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm ra mà được, nên gọi là bệnh”.
  • Bệnh CHỈ (dừng niệm): Đây là bệnh của những người “dùng các biện pháp” để “dừng niệm”, mà nhầm tưởng đó là cảnh giới “vô niệm” của người giác ngộ. Bệnh này nếu mắc phải, sẽ không thể phát sinh trí tuệ!!! ... Kinh Viên Giác, Phật dạy những người mắc bệnh dừng niệm như sau: “Chỉ bệnh (bệnh dừng niệm): Nếu có người nói rằng, nay tự tâm ta dừng hẳn các niệm để tất cả tánh đều tịch nhiên bình đẳng, muốn nhờ dừng niệm để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác chẳng do dừng niệm mà được, nên gọi là bệnh”.

- Bệnh DIỆT (dứt, diệt, huỷ diệt): Đây là bệnh của những người chủ trương tịch diệt giác tri để mọi thứ trở thành không, rồi nhầm tưởng cảnh giới rốt ráo không của người giác ngộ... Bệnh này mắc phải, trở thành kẻ u tối (tưởng không), chứ chẳng phải thực chứng “cảnh giới tự không”!!! ... Kinh Viên Giác, Phật dạy những người mắc phải bệnh diệt như sau: “Diệt bệnh: Nếu có người nói rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, huống là cảnh giới hư vọng, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh”.

  • Tóm lại: Phật đạo là đạo giác ngộ!!! ... Tất cả các biện pháp tu tập không xuất phát từ sự thấu triệt chân lí, đều là bệnh của Viên Giác!!! ... Vì thế, kinh Viên Giác Phật dạy Phổ Giác Bồ Tát như sau: “Thiện nam tử! Chỗ rốt ráo giác ngộ của bậc Thiện Tri Thức không có bốn thứ bệnh”!!! ... Và Phật cũng khẳng định, mọi nỗ lực tu hành nếu không bắt nguồn từ sự thấu triệt tánh tướng của vạn pháp đều chẳng phải chánh pháp: “Người đã lìa bốn bệnh thì bản tri trong sạch, theo quán chiếu này gọi là chánh quán, nếu theo quán chiếu khác gọi là tà quán”!!!

Thiết nghĩ, những lời dạy nêu trên của Phật chính là những cảnh báo, mà người tu tập trong Phật đạo nhất định phải lưu tâm... Nếu không để ý lời cảnh báo này, vô tình trong thiếu hiểu biết, tự mang bịnh vào người mà nhầm tưởng đó là cảnh giới giác ngộ, hoặc con đường đưa đến giác ngộ... Sự nhầm tưởng này, sẽ uổng phí một đời tu tập, thậm chí đưa đến hại mình, hại người!!! ... Chúc an vui, tinh tấn!!!

12.2 (a) Mỗi Thầy hay mỗi kiểu nhưng không biết đi bằng thuyền (phương cách) của Thầy nào!!!??? __ (b) ... Con chỉ cần biết để được giác ngộ cần tu tập những gì...???

֎ 12.2.a. Đáp:

Về việc giảng dạy của quý thầy như thế nào, mình không biết, vì bản thân chưa từng nghe các vị ấy nói chuyện... Và, mình không có thói quen hay nhu cầu tìm hiểu, cũng như đánh giá việc người khác dạy và học ra sao!!! ... Vì thế, kết luận của bạn... về những vị ấy, mình xin “không có ý kiến”!!!

֎ 12.2.b. Đáp

Về việc... “ Con chỉ cần biết để được giác ngộ cần tu tập những gì? Lý thuyết là gì và thực hành là gì?

Theo mình, một người tu tập trong Phật đạo, muốn giác ngộ... Phải hội đủ ba pháp, ba pháp này gồm cả lý thuyết và thực hành, đó là Văn, Tư, Tu!!!

  • VĂN (Tiếp nhận kiến thức): Muốn giác ngộ, việc đầu tiên, người tu hành phải được trang bị một số kiến thức nhất định về Phật đạo (tương ứng từng giai đoạn tu tập)!!! ... Với điều kiện, các kiến thức này phải chuẩn, nếu kiến thức không chuẩn, kiến thức sai, sẽ không thể trở thành ngọn đuốc dẫn đường!!!
  • (suy nghĩ, tư duy): Phần việc thứ hai, sau khi có được kiến thức chuẩn... Người này phải nỗ lực tư duy, để thấu suốt ý nghĩa của các kiến thức ta vừa tiếp nhận!!! Vì rằng, nếu chỉ học thuộc mà không tư duy thấu đáo, sẽ không thể ứng dụng các kiến thức đã có một cách đúng đắn vào đời sống (thậm chí ứng dụng sai)!!!
  • TU (ứng dụng vào đời sống): Sau khi hiểu rõ ý nghĩa các pháp đã học ở trên... Người này ứng dụng triệt để nghĩa lí vào thực tiễn đời sống!!! ... Ứng dụng đến bao giờ nghĩa lí ta đã học và thực tế đời sống không còn là hai pháp... Có nghĩa, nghĩa lí chính là ta, ta chính là nghĩa lí... Chừng ấy, vị tu hành sẽ “ngộ” (trực nhận) ra cái được gọi “ẩn mật của giáo pháp” là như thế nào!!!

Để hỗ trợ cho việc giác ngộ, người này phải được Thiện Tri Thức điều chỉnh những hiểu biết sai lầm về Phật đạo và con đường tu tập bằng hai pháp tối quan trọng, đó là: “Tồi tà hiển chánh môn” và “Đoạn mê khai giác môn”!!! ... Hai pháp này, giống như người ta phải giặt sạch một tấm vải đang bị hoen ố, trước khi vẽ lên đó các hình ảnh thích hợp!!!

  • Tồi tà hiển chánh môn: Phá bỏ các thứ tà kiến tích chứa trong tâm thức của một người chưa giác ngộ, khi tà kiến không còn, người ấy mới có thể tiếp nhận chánh pháp!!! ... Giống như ruộng hết cỏ dại, mới có thể gieo các hạt giống!!! ... Như chữa cho người mù hết mù, mới có thể dạy các màu sắc!!!
  • Đoạn mê khai giác môn: Sau khi hết tà kiến, người này được Thiện Tri Thức tiếp tục chỉ ra cái gì là mê, cách đoạn trừ!!! ... Sau khi hết mê muội, mới có thể khai thị để người ấy giác ngộ!!! ... Giống như kẻ kia hết mù, nhưng không biết đường về nhà, bây giờ người ấy sẽ được học con đường nào về nhà an toàn, và con đường nào có nhiều hiểm nạn!!!

Trên đây chỉ là những nét khái quát về các pháp cần thiết, giúp một người giác ngộ trong Phật đạo!!! ... Ha ha ha ha!!! ... Chiếc tàu ban sơ, chỉ cần chở bấy nhiêu là đủ để vượt dòng sanh diệt!!! ... Chúc bạn... mau chóng “đáo bỉ ngạn”!!!

12.3. Lúc chính niệm (ngay thực tại thân thọ tâm pháp) thì đang ăn, nhưng sự ăn còn có tư tưởng xen vào...

Những điều bạn trình bày, rất khó hiểu... Vì bạn viết không cụ thể!!! ... Theo “mình đoán mò” thì, hình như bạn muốn nói đến các thứ “tạp niệm” hiện lên, trong khi bạn “cố thực hành chánh niệm”!!! ... Nếu “đoán mò” là đúng, xin có góp ý:

  • Để không bị tạp niệm làm nhiễu loạn tâm thức, bạn “phải nhất tâm” ... Muốn nhất tâm (như ý), bạn phải tu tập thuần thục 12 pháp Tư Lương Vị (12 pháp Tư Lương Vị gồm Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ý Túc) ... Đây là hành trang tối thiểu giúp một người tu tập có được “nhất tâm như pháp” để sau đó “an trú trong chánh niệm”!!! ... Ngoài việc tu tập như trên, bản thân phải xây dựng “đời sống tu hành” và “thái độ tu hành” như sau:
  • Xây dựng đời sống tu hành bằng cách: Thực hành ít muốn biết đủ!!! ... Vì rằng, vọng tâm như thị trường!!! ... Thức mê như nhà máy sản xuất các vọng niệm!!! ... Hai thứ này hoạt động theo “nguyên lí cung cầu”!!! ... Tâm ít muốn biết đủ giống như thị trường không có nhu cầu, tất nhiên nhà máy thức sẽ tự phá sản, từ đó hết vọng niệm!!!
  • Xây dựng thái độ tu hành, và bằng lòng với hiện tại

− Xây dựng thái độ tu hành bằng cách, quay trở lại tâm này, không nhìn ngó bên ngoài, không chạy theo thế gian, không phê phán tốt xấu, đúng sai, v.v... của người (bất cộng phàm phu pháp)!!! 

− Bằng lòng với hiện tại, sẽ tránh được hai cực đoan, đó là: 1_Không tham vọng... 2_Không thất vọng... Khi hai cực đoan này không có mặt trong tâm thức, tạp niệm sẽ tự dừng!!!

Không biết “đoán mò” của mình có đúng với những gì bạn muốn hỏi hay không??? Nếu chưa đúng, bạn có thể “đặt lại câu hỏi một cách rõ ràng, cụ thể” ... Chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi vào những tuần sau!!! ... Chúc bạn... thành công trong tu học!!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG