Bắc Tông và Nam Tông Chay Mặn và Tu Thiền

Các bạn !!!
Trong tuần, BQT nhận được các câu hỏi của một bạn đọc có tên là Cho Con và của Lê Ngọc Tới !!!
Đọc các câu hỏi của Cho Con, mình có cảm tưởng vị này là người đã từng xuất gia, vì trong các câu hỏi có một vài điều liên quan đến việc tu học của một tu sĩ !!!
Riêng các câu hỏi của Lê Ngọc Tới, nội dung bạn Tới nêu lên thật sự “ngoài hiểu biết của Lý Tứ” !!! Vì thế, mình xin được phép “không trả lời” các câu hỏi đó, mong bạn Lê Ngọc Tới thông cảm !!!
Bạn Cho Con có các câu hỏi như sau:
Hỏi:
1. Nghe nói Bắc Tông tu lý thuyết và Nam Tông tu thiền định. Mình lại thích hợp ngồi thiền, theo Nam Tông tu thiền. Mình ăn thuần chay mà Nam Tông trong chùa lại ăn mặn. Trong hoàn cảnh này, có nên theo tu thiền không?
Trả lời:
Tất cả HĐ Lý Gia chỉ học tập Phật pháp và ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống để đưa đến giác ngộ !!!
Và, mình cũng như HĐ Lý Gia không theo Bắc tông, không theo Nam tông, không theo Thiền tông, cũng chẳng tu thiền…v.v… Nói chung, không theo bất kì một tông phái hay phép tắc tu hành nào !!!
Vì thế, không thể trả lời những gì bạn ghi trong câu hỏi số 1 !!! Để giải quyết các thắc mắc trên, bạn có thể đến tận những nơi bạn thắc mắc để chứng kiến cách sống, cũng như nhờ họ trả lời về cách tu tập…sau đó quyết định bản thân cần làm gì !!! Như thế, sẽ hay hơn là chỉ “nghe nói” rồi đem hỏi nơi khác !!!
Hỏi:
1a. Nếu lý thuyết không, sẽ không đưa người giải thoát vì chỉ là tri kiến, vậy tu thiền định có thể đưa người giải thoát không?
Trả lời:
Cả lý thuyết và tu thiền đều không đưa người đến giải thoát !!! Vì rằng, thành tựu cảnh giới giải thoát trong Phật đạo là do giác ngộ, chứ không phải do các thứ bạn đã nêu !!!
Hỏi:
1b. Vì sao Nam Tông vẫn còn giữ truyền thống ăn mặn? Tu thiền mà ăn mặn có phải tu theo lời Đức Phật dạy và Chánh pháp hay không?
Trả lời:
a) Vì sao Nam Tông vẫn còn giữ truyền thống ăn mặn?
– Câu này, chỉ có những người theo Nam tông mới trả lời thoả đáng cho bạn !!!
b) Tu thiền mà ăn mặn có phải tu theo lời Đức Phật dạy và Chánh pháp hay không?
– Mình chưa thấy bài kinh nào Phật dạy người tu thiền nên ăn mặn hay ăn chay, mà chỉ thấy trong kinh nói rằng: “Ăn ngày một bữa, ít bịnh, ít não, thân thể khinh an, dễ đắc thiền định…” !!!
c) Chánh pháp vượt ra ngoài các phạm trù thế gian, có nghĩa: Cái được gọi là Chánh pháp siêu quá việc ăn uống hay tu hành…v..v…!!!
Hỏi:
2. Khi tu thiền, tu chỉ quán là tu như thế nào và được hiểu ra làm sao? Tu chỉ là tu ra sao và quán là quán cái gì?
Trả lời:
– Tu chỉ: Dừng tâm ý hư vọng !!!
– Tu quán: Dùng tâm ý quán sát những điều cần quán sát !!!
Hỏi:
3. Có lần con ngồi thiền và duy nhất một lần là vào được sơ thiền. Một trạng thái hỷ lạc nhẹ nhàng an định không cần ăn uống cả ngày mà không thấy đói khát. Sau đó xả mới ra được thiền nhưng từ đó xả thiền nên mất. Nên cao nhất cũng chỉ được sơ thiền. Vậy muốn vào nhị, tam, tứ thiền thì hằng ngày thời khoá biểu nên làm gì & bổ sung thêm kinh điển gì để định tâm?
Trả lời:
– Thông thường, “may mắn chỉ đến với ta một lần” !!! Người trí, không nên ngồi đó mà trông chờ may mắn đến với ta thêm…lần…nữa !!!
– Muốn vào nhị, tam, tứ, thiền…Sau khi được sơ thiền, phải làm cho sơ thiền sung mãn, sau khi sung mãn xả tầm tứ sẽ vào nhị thiền !!! Sau khi vào nhị thiền, làm cho nhị thiền sung mãn, sau khi sung mãn xả hỉ sẽ vào tam thiền !!! Sau khi vào tam thiền, xả lạc sẽ vào tứ thiền !!! Sau khi vào tứ thiền, thành tựu bất khổ bất lạc, tâm ý nhu nhuyến dễ sử dụng, từ đó có thể hướng tâm đến các cảnh giới cao hơn !!!
Hỏi:
4. Đạo Phật là đạo giải thoát. Tu giải thoát thực chất là tu cái gì? Có cao siêu quá không đối với người tu sĩ?
Trả lời:
– Giải thoát không do tu mà được !!! Muốn thành tựu cảnh giới giải thoát, phải giác ngộ để mở một trong ba cánh cửa của đạo giải thoát, đó là: Không giải thoát môn, Vô tướng giải thoát môn và Vô tác giải thoát môn !!!
– Giải thoát không dành riêng cho một ai !!! Bất kì tăng hay tục một khi đã giác ngộ và mở được ba cánh cửa giải thoát nêu trên, nhất định đồng thành tựu đạo quả giải thoát !!! Còn không giác ngộ thì, tăng hay tục đều…vô…phương…với cảnh giới này !!!
Hỏi:
5. Một vị tu sĩ, điều kiện cần có và thực hành những gì để hướng đến giác ngộ giải thoát?
Trả lời:
Phải “học tập chánh pháp”, và phải “giác ngộ như pháp” !!!
Hy vọng những gì đã trả lời, có thể giúp bạn đọc và Cho Con thoả mãn những gì đã thắc mắc !!! BQT rất mong, nhận được những câu hỏi “liên quan đến giáo pháp” lí thú và bổ ích từ các bạn !!!
Năm mới Tân Sửu (2021), kính chúc tất cả bạn đọc an vui, tinh tấn, thành ở đời, đạt ở đạo !!!
10/02/2021
LÝ TỨ
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






